Vitamin B6 Là Liệu Pháp Hiệu Quả Cho Chứng Buồn Nôn Và Nôn Mửa Khi Mang Thai
Vitamin B6 Là Liệu Pháp Hiệu Quả Cho Chứng Buồn Nôn Và Nôn Mửa Khi Mang Thai: Theo Nghiên Cứu Mù Đôi Ngẫu Nhiên Có Đối Chứng Giả Dược.
Tiến sĩ Vicken Sahakian, Tiến sĩ Dwight Rouse, Tiến sĩ Susan Sipes, Y tá chính quy Nancy Rose, và Tiến sĩ Jennifer Niebyl
Đã có năm mươi chín phụ nữ đã hoàn thành một nghiên cứu pyridoxine hydrochloride (vitamin B6) mù đôi ngẫu nhiên có đối chứng giả dược dùng cho việc điều trị chứng buồn nôn và nôn mửa khi mang thai. Ba mươi mốt bệnh nhân được nhận vitamin B6, viên nén 25mg cứ 8 giờ một lần trong vòng 72 giờ, và 28 bệnh nhân được dùng giả dược trong cùng một chế độ. Bệnh nhân được phân loại dựa trên hiện tượng nôn mửa: Mức buồn nôn nghiêm trọng (Thang điểm lớn hơn 7) hoặc mức buồn nôn nhẹ đến vừa (Thang điểm 7 trở xuống). Mức độ nghiêm trọng của buồn nôn (được phân loại trên thang điểm tương tự trực quan từ 1-10 cm) và số lượng bệnh nhân bị nôn trong khoảng thời gian 72 giờ được sử dụng để đánh giá phản hồi đối với liệu pháp. Trong số 31 bệnh nhân trong nhóm vitamin B6 thì có 12 người là đạt số điểm buồn nôn trước khi điều trị lớn hơn 7 (nghiêm trọng) (trung bình 8.2 ± 0.8), tương tự với mười trong số 28 bệnh nhân trong nhóm giả dược (trung bình 8.7 ± 0.9) (không đáng kể). Sau liệu pháp, đã có một sự khác biệt đáng kể trong điểm sổ của "chênh lệch về buồn nôn" (tức là ban đầu - tiền trị liệu) giữa các bệnh nhân với mức buồn nôn nghiêm trọng được nhận vitamin B6 (trung bình 4.3 ± 2.1) và giả dược (trung bình 1.8 ± 2.2) (P< .01). Ở những bệnh nhân với mức buồn nôn nhẹ đến trung bình và trong toàn bộ nhóm, không có sự khác biệt đáng kể giữa điều trị bằng thuốc và giả dược được quan sát thấy. Mười lăm trong số 31 bệnh nhân được điều trị bằng vitamin B6 có tình trạng nôn mửa trước trị liệu, so sánh với mười trong số 28 bệnh nhân trong nhóm giả dược (không đáng kể). Tại thời điểm hoàn thành của 3 ngày điều trị, chỉ có tám trong số 31 bệnh nhân trong nhóm vitamin B6 có tình trạng nôn mửa, so sánh với 15 trong số 28 bệnh nhân trong nhóm giả dược (P< .05). Tỷ lệ chênh lệch được điều chỉnh cho chứng nôn mửa ở quá trình điều trị so sánh các nhóm giả dược, được phân tầng theo sự hiện diện hoặc không có sự xuất hiện của tình trạng nôn mửa trước khi điều trị, là 0,1156 (P <0,005). Đưa đến kết luận, điểm trung bình của "chênh lệch về buồn nôn" ở những bệnh nhân với mức buồn nôn nghiêm trọng và tổng số bệnh nhân với tình trạng nôn mửa đã giảm đáng kể sau khi điều trị bằng vitamin B6. (Obstet Gynecol 78:33, 1991).
Chứng buồn nôn và nôn mửa là triệu chứng phổ biến và khó chịu thường thấy trong 16 tuần đầu tiên của thai kỳ.1 Một số những nghiên cứu không được kiểm soát vào những năm 1940 cho thấy hiệu quả của việc sử dụng pyridoxine (vitamin B6) để điều trị chứng buồn nôn và nôn mửa của thai kỳ.2-6 Tuy nhiên, vào năm 1979, Hội đồng Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ về Thuốc tuyên bố rằng không có bằng chứng chắc chắn rằng vitamin B6 có tác dụng chống buồn nôn.7
Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá một cách ngẫu nhiên, mù đôi có đối chứng giả dược về hiệu quả của vitamin B6 trong điều trị chứng buồn nôn và nôn mửa của thai kỳ.
Từ Khoa Sản và Phụ khoa, Đại học Y khoa Iowa, thành phố Iowa, bang Iowa.
Nguyên liệu và phương pháp
Nghiên cứu đã được thông qua bởi Hội đồng đánh giá của Đại học Y khoa Iowa. Trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 7 năm 1989 đến ngày 1 tháng 8 năm 1990, 74 bệnh nhân đã đồng ý tham gia vào một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi có đối chứng với giả dược về vitamin B6 để điều trị chứng buồn nôn và nôn mửa khi mang thai.
Các bệnh nhân được tuyển chọn bởi các bác sĩ và y tá chăm sóc tại phòng khám sản khoa. Tất cả những người tham gia đều đã trải qua một cuộc khám sức khỏe tổng quát và đánh giá sản khoa định kỳ. Đánh giá sàng lọc bao gồm tiền sử đầy đủ, phân tích nước tiểu, xét nghiệm kháng nguyên bề mặt viêm gan B và siêu âm để xác định ngày tháng và khả năng sống sót. Chúng tôi loại trừ bất kỳ bệnh nhân nào có tình trạng bệnh lý khác có thể biểu hiện bằng buồn nôn và nôn hoặc bệnh nhân cần nhập viện. Các bệnh nhân đã đồng ý bằng văn bản để được phân nhóm ngẫu nhiên bằng một bảng số ngẫu nhiên chia thành hai nhóm. Các bệnh nhân đã đồng ý bằng văn bản để được phân nhóm ngẫu nhiên bằng một bảng số ngẫu nhiên thành hai nhóm.
Bệnh nhân trong nhóm vitamin B6 được uống chín viên nén 25 mg pyridoxine hydrochloride, cứ uống một viên sau 8 giờ kể từ sáng hôm sau. Họ được hướng dẫn uống thuốc từ 6-8 giờ sáng, 2–4 giờ chiều và 10-12 giờ tối trong vòng 72 giờ.

Hình 1. Thang điểm trực quan để phân loại cảm giác buồn nôn.
Các bệnh nhân trong nhóm giả dược nhận được những viên thuốc có bề ngoài giống hệt nhau được dùng trong cùng một chế độ. Tất cả những cá nhân tham gia vào nghiên cứu ngoại trừ dược sĩ đều không được biết gì về bản chất của loại thuốc. Các bệnh nhân còn được khuyên nên chia bữa ăn của họ thành những bữa nhỏ thường xuyên, giàu carbohydrate và ít chất béo.
Chúng tôi sử dụng thang điểm tương tự trực quan không đánh dấu 10 cm, được cố định bằng 0 = không buồn nôn và 10 = buồn nôn tồi tệ nhất có thể xảy ra, để đánh giá mức độ nghiêm trọng của cảm giác buồn nôn (Hình 1). Bệnh nhân đánh giá mức độ buồn nôn của họ bằng cách đánh dấu thang đo tuyến tính này ở mức độ nghiêm trọng tương ứng bốn lần mỗi ngày (sáng, trưa, chiều, trước khi đi ngủ). Tài liệu đầu tiên, được ghi lại trong lần khám đầu tiên, phản ánh tình trạng buồn nôn trong 24 giờ qua. Cùng với việc phân loại cảm giác buồn nôn, tất cả các bệnh nhân đều thống kê lại số lần phát nôn trong 24 giờ trước lần khám đầu tiên và mỗi ngày tiếp theo.
Sau khi hoàn thành liệu pháp, các điểm đánh dấu trên mỗi thang đo tương tự được đo bằng centimet, do đó có được một phép đo khách quan về mức độ nghiêm trọng của cảm giác buồn nôn vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Điểm số buồn nôn trung bình hàng ngày sau đó được tính toán và điểm số buồn nôn trung bình trong 3 ngày điều trị thu được. Trước khi phân tích dữ liệu, chúng tôi đã chia ngẫu nhiên bệnh nhân thành hai nhóm nhỏ tùy theo mức độ buồn nôn của họ. Những bệnh nhân có mức điểm buồn nôn lớn hơn 7 nằm trong phân nhóm buồn nôn nặng, và những bệnh nhân có điểm nhỏ hơn hoặc bằng 7 được xếp vào phân nhóm buồn nôn nhẹ đến trung bình. Hai phân nhóm này sau đó được so sánh với nhau. Số lượng bệnh nhân bị nôn trước và sau khi điều trị cũng được so sánh. Việc hoàn toàn không xuất hiện hiện tượng nôn mửa được coi là một sự thành công trong điều trị.
Phân tích thống kê sử dụng phương pháp kiểm định t-student và χ2 nếu có thể áp dụng. Phân tích phân tầng sử dụng Mantel-Haenszel χ2 được thực hiện để đánh giá số lượng bệnh nhân bị nôn mửa.
Bảng 1: Đặc điểm của nhóm
Vitamin B6 |
Giả dược |
P |
|
N Tuổi (y) Phạm vi Thai kỳ (wk) Phạm vi Trung bình Đã có con |
31 29.4 ± 5.6 19-42 9.3 ± 2.4 6.0-15.5 9.0 21 (68%) |
28 28.1 ± 5.3 16-37 9.7 ± 3.0 6.0-19.0 9.0 13 (46%) |
NS NS NS |
NS = Không đáng kể
Bảng 2: Điểm trung bình trong “Chênh lệch về buồn nôn” giữa ban đầu và sau trị liệu ở các nhóm khác nhau
Chứng buồn nôn |
Vitamin B6 |
Giả dược |
P |
Điểm trung bình trước trị liệu Tất cả bệnh nhân N Điểm trung bình ± SEM Nghiêm trọng N Điểm trung bình ± SEM Nhẹ đến trung bình N Điểm trung bình ± SEM Điểm trung bình chênh lệch về buồn nôn (ban đầu - sau trị liệu) Tất cả bệnh nhân Nhẹ đến vừa Nghiêm trọng |
31 6.4 ± 1.8 12 8.2 ± 0.8 19 5.2 ± 1.3 2.9 ± 2.4 2.0 ± 2.1 4.3 ± 2.1 |
28 6.6 ± 1.9 10 8.7 ± 0.9 18 5.3 ± 1.6 1.9 ± 2.0 2.2 ± 2.0 1.8 ± 2.2 |
NS NS NS NS NS <.01 |
NS = Không đáng kể; SEM = sai số tiêu chuẩn của giá trị trung bình.
Bảng 3: Số bệnh nhân có hiện tượng nôn mửa
Vitamin B6 |
Giả dược |
P |
|
Tất cả bệnh nhân buồn nôn (N) Hiện tượng nôn mửa Ban đầu Sau trị liệu Bệnh nhân buồn nôn nghiêm trọng (N) Hiện tượng nôn mửa Ban đầu Sau trị liệu |
31 15 (48%) 8 (26%) 12 7 (58%) 3 (25%) |
28 10 (30%) 15 (54%) 10 6 (60%) 7 (70%) |
NS <.05 NS <.05 |
NS = Không đáng kể
Bảng 4: Bệnh nhân được phân loại theo ban đầu và lần nôn mửa cuối cùng
Nôn mửa ban đầu |
Kết quả cuối cùng |
Vitamin B6 |
Giả dược |
Tất cả bệnh nhân buồn nôn Có Không Bệnh nhân buồn nôn nghiêm trọng Có Không |
Nôn mửa Không nôn mửa Nôn mửa Không nôn mửa Nôn mửa Không nôn mửa Nôn mửa Không nôn mửa |
8 7 0 16 3 4 0 5 |
8 2 7 11 6 0 3 1 |
Kết quả
Bảy mươi tư bệnh nhân được khám tại phòng khám ngoại trú sản khoa thông thường tại Đại học Y khoa Iowa đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu này. Năm mươi chín bệnh nhân nữ đã hoàn thành quy trình, 31 bệnh nhân trong nhóm vitamin B6 và 28 trong nhóm giả dược. Trong số 15 người không hoàn thành nghiên cứu, bảy người quên uống thuốc theo chỉ định, 3 người quyết định từ chối liệu trình tại nhà một lần nữa, và 5 người bị mất khả năng theo dõi.
Không có sự khác biệt nào trong tỷ lệ thống kê về tuổi của mẹ, tuổi thai hoặc lứa đẻ tại thời điểm tham gia nghiên cứu (Bảng 1).
Có 12 bệnh nhân (39%) trong nhóm vitamin B6 và mười người (36%) trong nhóm giả dược có số điểm buồn nôn cơ bản trung bình lớn hơn 7 trên thang điểm 1–10 cm (phân nhóm nghiêm trọng). Tất cả những bệnh nhân khác được phân vào phân nhóm buồn nôn nhẹ đến trung bình. Bảng 2 trình bày điểm trung bình của "chênh lệch về buồn nôn", được tính bằng giá trị cơ sở trừ đi số điểm buồn nôn sau điều trị, ở tất cả bệnh nhân và cả hai phân nhóm buồn nôn nặng và buồn nôn nhẹ đến trung bình. Một sự cải thiện đáng kể (P< .01) trong điểm trung bình của "chênh lệch về buồn nôn" được quan sát sau trị liệu trong phân nhóm buồn nôn nặng của vitamin B6. Không có thay đổi đáng kể về điểm số này ở bên phân nhóm buồn nôn nhẹ đến trung bình hoặc trong nhóm của tất cả các bệnh nhân. Trong số 12 bệnh nhân có mức buồn nôn nghiêm trọng trong nhóm vitamin B6, chỉ có duy nhất một người tiếp tục có triệu chứng buồn nôn nặng sau khi điều trị, so với năm trong số mười người thuộc nhóm giả dược (P< .05).
Bảng 3 trình bày số bệnh nhân bị nôn mửa trước và sau khi điều trị. Chúng tôi đã ghi nhận một sự cải thiện đáng kể trong nhóm tổng số. (P< .05) và trong phân nhóm buồn nôn nặng (P< .05). Bảng 4 tóm tắt các phân tích phân tầng thể hiện sự hiện diện hay không có hiện tượng của nôn mửa trước khi điều trị. Tỷ số chênh lệch thô đối với nôn mửa so với không nôn mửa trong quá trình điều trị so với nhóm giả dược là 0,3014, với khoảng tin cậy 95% là 0,1018–0,8926, thể hiện rõ ở P< .05. Khi phân tích được phân tầng theo tình trạng nôn trước khi điều trị, tỷ lệ chênh lệch đã điều chỉnh là 0,1156, với khoảng tin cậy 95% là 0,0268-0,4993 tại P< .005. Trong phân nhóm buồn nôn nghiêm trọng, tỷ lệ chênh lệch thô đối với hiện tượng nôn mửa trong quá trình điều trị so với nhóm giả dược là 0,037, với khoảng tin cậy 95% là 0,0042–0,3238. Điều này thể hiện rõ ở P < .005. Phân tích phân tầng trong phân nhóm buồn nôn nghiêm trọng cho giá trị P tương tự, nhưng số lượng nhỏ trong mỗi ô đã loại trừ việc tính toán tỷ lệ chênh lệch đã điều chỉnh.
Thảo luận
Tỷ lệ của triệu chứng buồn nôn và nôn mửa trong thai kỳ cao. Koh và cộng sự8 đã báo cáo tỷ lệ mắc là 45-55%. Các tác giả khác1,9,10 đã cho thấy tỷ lệ hiện mắc lên đến 89,4%, mặc dù chỉ có khoảng 10% phụ nữ cần dùng thuốc đối với triệu chứng này. Căn nguyên của triệu chứng buồn nôn và nôn mửa khi mang thai vẫn chưa được biết rõ, và nhiều khả năng là có nhiều hơn một cơ chế liên quan.
Pyridoxine (vitamin B6) là một loại vitamin B phức hợp hòa tan trong nước, là một coenzyme thiết yếu trong quá trình thẩm thấu metabo của axit amin, carbohydrate và lipid.11 Nhu cầu đối với pyridoxine được tăng lên trong thời kỳ mang thai, nhưng nồng độ thấp trong huyết thanh thường không được thấy cho đến quý thứ hai và thứ ba.12 Thiếu hụt pyridoxine mà không có triệu chứng lâm sàng là phổ biến trong thời kỳ mang thai,13 và không có mối liên hệ nào giữa các chỉ số sinh hóa của tình trạng vitamin B6 với tỷ lệ hay mức độ buồn nôn và nôn mửa ở phụ nữ mang thai.14
Willis và cộng sự đã báo cáo lần sử dụng pyridoxine đầu tiên cho chứng buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng của thai kỳ vào năm 1942.2 Trong một nghiên cứu không được kiểm soát, họ đã sử dụng vitamin B1 và B6 qua đường tiêm để điều trị chứng buồn nôn, và gần như giảm hẳn. Một số nghiên cứu không kiểm soát tương tự khác trong cùng một thập kỷ cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vitamin B6,3-6,15 nhưng không có thử nghiệm đối chứng nào được công bố. Pyridoxine ban đầu được bao gồm trong công thức của Bendectin (10 mg doxylamine và 10 mg pyridoxine) để kiểm soát chứng buồn nôn và nôn mửa trong thai kỳ, cũng chính là chế phẩm duy nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm phê duyệt cho chỉ định này. Năm 1959, Geiger và cộng sự16 cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ thống kê giữa Bendectin và giả dược trong một nghiên cứu mù đôi về điều trị chứng buồn nôn và nôn mửa khi mang thai. Các bằng chứng hiện có không cho thấy nguy cơ gây quái thai do uống vitamin B6 trong thời kỳ mang thai.17
Buồn nôn là một triệu chứng chủ quan khó định lượng. Chúng tôi đã chọn sử dụng một thang đo tương tự trực quan mà từ đó chúng tôi ngoại suy mức độ nghiêm trọng của cảm giác buồn nôn được tính bằng cm và do đó thu được một thước đo khách quan mà chúng tôi có thể phân tích thống kê. Kết quả của chúng tôi cho thấy sự cải thiện đáng kể (P < .01) trong chứng buồn nôn ở những bệnh nhân thuộc phân nhóm buồn nôn nghiêm trọng, là những người có số điểm buồn nôn lớn hơn 7. Khi chúng tôi so sánh tổng số bệnh nhân bị nôn trước và sau khi điều trị bằng vitamin B6, ở đó cũng có sự cải thiện đáng kể (P < .005).
Việc quản lý các thai phụ phàn nàn về buồn nôn và nôn phải bao gồm việc trấn an tiên lượng tốt, vì các triệu chứng hầu như luôn phát triển khi thai kỳ tiến triển. Việc chia lượng thức ăn thành các bữa ăn nhỏ thường xuyên, giàu carbohydrate và ít chất béo, cũng có thể hữu ích trong việc giảm các triệu chứng. Thuốc viên sắt có liên quan đến tỷ lệ buồn nôn cao như một tác dụng phụ và nên tránh ở những bệnh nhân buồn nôn.18
Trong nghiên cứu này, uống vitamin B6 với liều 25 mg mỗi 8 giờ không cải thiện các triệu chứng ở bệnh nhân buồn nôn nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, nó cải thiện đáng kể tình trạng buồn nôn ở những phụ nữ mang thai phàn nàn về tình trạng buồn nôn nghiêm trọng và giảm thiểu đáng kể tình trạng nôn mửa ở tất cả các bệnh nhân.
Tài liệu tham khảo
1. Tierson FD, Olsen CC, Hook EB. Chứng buồn nôn và nôn mửa khi mang thai: Mối liên quan với kết quả mang thai. Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ 1986;155:1017–22.
2. Willis RS, Winn WW, Morris AT, Newsom AA, Massey WE. Quan sát lâm sàng trong điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ bằng vitamin B và Báo cáo sơ bộ Bo. A. Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ 1942:44:265–71.
3. Weinstein BB, Mitchell GJ, Sustendal GF. Kinh nghiệm lâm sàng với pyridoxine hydrochloride trong điều trị chứng buồn nôn và nôn mửa khi mang thai. Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ 1943;46:283-5.
4. Hart BF, McConnell WT. Các tác nhân của Vitamin B trong chứng rối loạn tâm thần nhiễm độc của thai kỳ và hậu thai kỳ. Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ 1943; 46:304.
5. Weinstein BB, Wohl Z, Mitchell GJ, Sustendal GF. Sự quản lý việc uống pyridoxine hydrochloride trong điều trị chứng buồn nôn và nôn mửa của thai kỳ. Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ 1944;47:389-94.
6. Dorsey CW. Hướng dẫn sử dụng pyridoxine và vỏ tuyến thượng thận kết hợp trong điều trị chứng buồn nôn và nôn mửa trong thời kỳ thai sản. Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ 1949;58:1073-8.
7. Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ về Thuốc. Những đánh giá của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ về Thuốc ấn bản lần thứ 4. Littleton, Massa chusetts: Publishing Sciences, 1979:417.
8. Koh KS, Walters WAW, Wood C. Bản khảo sát những triệu chứng xuất hiện trong thời kỳ thai sản. Aust Fam Physician 1973;2:77–80.
9. Brandes JM. Quý đầu tiên của triệu chứng buồn nôn và nôn mửa liên quan tới kết quả cuối cùng trong thời kỳ mang thai. Obstet Gynecol 1967;30:427–31.
10. Minwinter A. Hiện tượng nôn mửa trong thời kỳ mang thai. Practitioner 1971;206:743– 50.
11. Briggs GG, Freeman RK, Yaffe SR, eds. Các loại thuốc dùng trong thời kỳ mang thai và cho con bú ấn bản lần thứ 2. Baltimore: Williams & Wilkins, 1976:388–95.
12. Cleary RE, Lumeng L, Li Ting-Kai. Mức độ pyridoxine phosphate trong huyết tương của mẹ và thai nhi khi đủ tháng: Sự đầy đủ của sản phẩm bổ sung vitamin B6 trong thời kỳ mang thai. Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ 1975; 121:25-8.
13. Heller S, Salkeld RM, Korner WF. Trạng thái của vitamin B6 trong thời kỳ mang thai. Am J Clin N 1973;26:1339-48.
14. Schuster K, Bailey LB, Jimperio D, Mahan CS. Triệu chứng ốm nghén và tình trạng vitamin B6 của phụ nữ mang thai. Hum Nutr Clin Nutr 1985;39:75-9.
15. Hesseltine HC. Thất bại của pyridoxine trong điều trị chứng buồn nôn và nôn mửa trong thời kỳ mang thai. Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ 1946;51:82–6.
16. Geiger CJ, Fahrenbuch DM, Healy FJ. Bendectin trong liệu pháp điều trị chứng buồn nôn và nôn mửa trong thời kỳ mang thai. Obstet Gynecol 1959;14: 688-90.
17. Niebyl JR, Maxwell KD. Liệu pháp chứng buồn nôn và nôn mửa trong thời kỳ mang thai. Trích: Niebyl JR, ed. Các loại thuốc trong thời kỳ mang thai ấn bản lần thứ 2. Philadelphia: Lea & Febiger, 1988:11-9.
18. Hillman RS, Finch CA. Hiệu quả của thuốc trong điều trị chứng thiếu sắt và thiếu máu giảm các sắc tố khác. Trích: Goodman LS, Gilman A, eds. Cơ sở dược lý của phương pháp điều trị ấn bản thứ 7. New York: Macmillan, 1985:1308-22.