Bổ sung acid folic: Có gì mới? Những rủi ro và lợi ích lâu dài cho thai nhi và sản khoa
Nhóm tác giả: An Hind N Moussa*.1, SusanHosseini Nasab1, Ziad AHaidar1, Sean C Blackwell1 and Baha M Sibai1
1Ban Y học Thai nhi – Sản phụ, Khoa sản phụ khoa & Khoa học sinh sản, trường Đại học Trung tâm Khoa học Sức khỏe bang Texas tại Houston, Texas, Hoa Kỳ.
* Tác giả thư tín: hind.n.moussa@uth.tmc.edu
Tạp chí: Future Science OA, Anh quốc.
Xuất bản: ngày 24/02/2016 và xuất bản trực tuyến ngày 21/04/2016.
Kỳ 1 – Acid folic và khuyết tật ống thần kinh
Khuyết tật ống thần kinh (KTOTK) là sự bất thường bẩm sinh của não và cột sống gây tử vong và bệnh suất nghiêm trọng. Tại Hoa Kỳ, các KTOTK ảnh hưởng đến 3000 thai kỳ hàng năm [1]. Một phần ba các trường hợp mang thai này bị xảy thai một cách tự nhiên hoặc thai chết lưu.
Các yêu cầu phân tử cho việc đóng ống thần kinh là phức tạp. Sự phát triển thần kinh xảy ra sớm trong quá trình tạo phôi (trước 6 tuần mang thai), khi đa số phụ nữ không biết mình đang mang thai. Ngoài ra, khoảng 50% trường hợp mang thai ở Mỹ là ngoài kế hoạch.
Acid folic, một vitamin tan trong nước (B9), góp phần đóng cửa ống thần kinh bằng cách tăng cường sự phát triển của tế bào. Nó là một đồng yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa một cacbon qua trung gian folate và trong quy tắc ngoại di truyền của việc phiên mã các gen kiểm soát sự đóng cửa thần kinh [2].
Việc bổ sung acid folic sẽ có tác dụng cao khi bổ sung vào trước thời kỳ thụ thai, bắt đầu 1 tháng trước khi thụ thai và tiếp tục dùng đến hết ba tháng đầu tiên thai kỳ. Mặc dù, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể được hưởng lợi từ chế độ ăn uống giàu folate, nhưng chỉ riêng chế độ ăn uống sẽ không đủ để tăng nồng độ folate trong huyết thanh và do vậy việc bổ sung acid folic được khuyến cáo là cần thiết.
Năm 1991, Nhóm Nghiên cứu Vitamin của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa của Vương quốc Anh đã tiến hành nghiên cứu mù đôi ngẫu nhiên ở bảy quốc gia [3]. Nghiên cứu được tiến hành với 1195 phụ nữ mang thai. Nhóm Nghiên cứu đã chia số phụ nữ trên vào bốn nhóm: nhóm acid folic, nhóm các vitamin khác (A, D, B1, B2, B6, C và nicotinamit), thuộc cả hai nhóm này hoặc không nhóm nào. Liều bổ sung acid folic là 4 mg mỗi ngày trước thời kì thụ thai. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ tái phát triệu chứng KTOTK đã giảm 72% ở nhóm có bổ sung folate.
Năm 1992, Cơ quan Y tế cộng đồng Hoa Kỳ (CDC) đã khuyến cáo tất cả phụ nữ có khả năng mang thai nên hấp thụ 400 mcg acid folic mỗi ngày như một chất bổ sung để ngăn ngừa KTOTK.
Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống của người Mỹ đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không bao gồm các sản phẩm giàu acid folic [5]. Lượng acid folic của nhóm này hấp thụ không đủ cao để đạt được như khuyến cáo của Cơ quan Y tế cộng đồng Hoa Kỳ. Do đó, vào năm 1998, việc bắt buộc bổ sung các sản phẩm ngũ cốc với 140 mcg acid folic trên 100 g đã được thực hiện [6]. Ban đầu; sau khi việc bổ sung được thực hiện thì tỷ lệ KTOTK đã giảm đáng kể. Dữ liệu từ giai đoạn trước khi đẩy mạnh bắt buộc thực hiện (1995–1996) và giai đoạn sau khi đẩy mạnh bắt buộc thực hiện (hai năm một lần từ năm 1999 đến 2008, dữ liệu có sẵn của 3 năm cuối từ năm 2009 đến năm 2011 và tất cả các năm từ 1999 đến 2011) đã được so sánh về tỷ lệ KTOTK [7]. Dựa trên phân tích này, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) báo cáo rằng đã giảm 28% tỷ lệ sinh mang tật nứt đốt sống và bại não (sử dụng dữ liệu từ tất cả các chương trình tham gia), 35% (trong số các chương trình có xác định tiền sản) và 21% (trong số các chương trình không có xác định trước khi sinh) sau khi đẩy mạnh bắt buộc thực hiện uống bổ sung (Hình 1) [7].
Hơn nữa, trong năm 2007, trung tâm CDC đã ghi nhận sự giảm sút đáng kể huyết thanh và nồng độ folate máu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản dựa trên dữ liệu Điều tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia (NHANES) từ các cuộc điều tra trong suốt năm 1999 đến 2004 [8]. Hai yếu tố chính có thể lý giải cho sự giảm thiểu như vậy: việc giảm mức độ tăng cường và việc sử dụng thường xuyên các chế độ ăn chứa ít carbohydrate và không có gluten [9], đã gây ra hiện tượng thiếu thực phẩm tăng cường [10]. Trong năm 2009, một bản cập nhật được phát hành bởi Nhóm Đặc Trách Các Dịch Vụ Phòng Ngừa Hoa Kỳ (USPSTF) đã khuyến cáo rằng phụ nữ có kế hoạch mang thai nên uống bổ sung hàng ngày có chứa 0,4-0,8 mg (400–800 mcg) acid folic [11]. Mặc dù kế hoạch tăng cường bắt buộc bổ sung bột mỳ với acid folic đã được đưa ra ở Mỹ, nhưng điều này vẫn chưa được thực hiện ở phần còn lại của thế giới, chủ yếu là châu Âu. Các mối quan tâm về các rủi ro liên quan đến chuyển hóa acid folic dẫn đến một số nghiên cứu trong đó có một nghiên cứu ở Ireland, nơi mà các nhà sản xuất tự nguyện tăng cường [12]. Trong nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu lấy mẫu máu từ cả người lớn và trẻ sơ sinh, và thử nghiệm cho dạng acid folic chưa được trao đổi chất. Kết quả cho thấy nhiều người đã nhận được acid folic thông qua chế độ ăn uống hàng ngày của họ. Một tỷ lệ nhỏ trong tổng số folate đó không được trao đổi chất, cho thấy tỷ lệ này đã vượt quá mức. Họ kết luận rằng acid folic dư thừa có thể làm tăng nguy cơ ung thư và che giấu một số dạng thiếu máu [12].
Tương tự, việc định lượng các ảnh hưởng của acid folic luôn là trung tâm của sự quan tâm và nghiên cứu. Trong một bài viết được xuất bản trên Lancet năm 2001, có 13 nghiên cứu đã được đánh giá [13]. Kết quả khẳng định rằng việc tăng 0,4 mg acid folic mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ KTOTK khoảng 36%, tăng 1 mg mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ KTOTK khoảng 57%, và nếu dùng 5 mg acid folic mỗi ngày thì sẽ giảm nguy cơ mắc KTOTK khoảng 85%. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nên tăng lượng dùng acid folic cho phụ nữ đang có kế hoạch mang thai từ 0,4 mg đến 5 mg.
Các khuyến nghị hiện nay của trường Cao đẳng Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG), Đại học Sản Phụ khoa Hoàng gia (RCOG) và Hiệp hội Sản Phụ khoa Canada (SOGC), được tóm tắt lần lượt trong Bảng 1, 2 & 3.
Hơn nữa, việc bổ sung acid folic có thể đóng vai trò có ích cho kết quả của thai kỳ, làm giảm khả năng mắc KTOTK, như ở phụ nữ bị rối loạn co giật, tiền sản giật, hạn chế tăng trưởng của thai nhi và nguy cơ tự kỷ trong tương lai.
NHC Healthcare (Tổng hợp)
THÔNG TIN CHO BẠN:
• Folio® – Dòng sản phẩm chuyên biệt nhằm bổ sung Acid folic, Iốt và các chất dinh dưỡng cần thiết khác dùng cho phụ nữ dự định mang thai, đang có thai và cho con bú, bệnh nhân thiếu máu sau phẫu thuật. Folio® được nghiên cứu và phát triển bởi Hãng dược phẩm Steripharm GmbH & Co.KG, CHLB Đức – công ty hàng đầu thế giới chỉ chuyên biệt về dòng sản phẩm acid folic cho phụ nữ cố gắng thụ thai, mang thai, cho con bú và các ứng dụng acid folic khác.
• Folio® được nhận được giải thưởng “Sản phẩm y tế tốt nhất” của Đức trong danh mục “Sản phẩm acid folic”. Hiện có khoảng 45% phụ nữ mang thai của Đức dùng Folio® và/hoặc Folio® forte.
• Chỉ 1 viên duy nhất mỗi ngày, dễ uống, dễ hấp thu; không gây buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, kích ứng tiêu hoá.
• Đóng gói hiện đại, đảm bảo tính tiện dụng và thẩm mỹ, cách đóng gói này là duy nhất trên thị trường hiện nay.
Hãng sản xuất: Steripharm GmbH & Co.KG, CHLB Đức
www.steripharm-export.com
Phân phối độc quyền tại Việt Nam: NHC Healthcare
www.nguyenhealthcare.com